Lãnh đạo Vụ Pháp luật dân sự kinh tế thuộc Bộ Tư pháp gồm những ai? Vụ Pháp luật dân sự kinh tế có những tổ chức trực thuộc Vụ nào?

11/05/2023 191 lượt xem

Vụ Pháp luật dân sự kinh tế thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì theo quy định?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 955/QĐ-BTP năm 2018 quy định về chức năng như sau:

Chức năng
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự - kinh tế; quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Vụ Pháp luật dân sự kinh tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự - kinh tế. Đồng thời, quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Vụ Pháp luật dân sự

Lãnh đạo Vụ Pháp luật dân sự kinh tế thuộc Bộ Tư pháp gồm những ai? Vụ Pháp luật dân sự kinh tế có những tổ chức trực thuộc Vụ nào? (Hình từ Internet)

Lãnh đạo Vụ Pháp luật dân sự kinh tế thuộc Bộ Tư pháp gồm những ai? Vụ Pháp luật dân sự kinh tế có tối đa bao nhiêu Phó Vụ trưởng?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 955/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế như sau:

Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá ba (03) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
...

Theo quy định trên, lãnh đạo Vụ Pháp luật dân sự kinh tế gồm có Vụ trưởng và không quá ba Phó Vụ trưởng.

Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.

Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.

Vụ Pháp luật dân sự kinh tế có những tổ chức trực thuộc Vụ nào? Việc thành lập các tổ chức trực thuộc Vụ do ai quyết định?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 955/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế như sau:

Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
...
b) Các tổ chức trực thuộc Vụ:
- Phòng Pháp luật dân sự;
- Phòng Pháp luật kinh tế tổng hợp;
- Phòng Pháp luật kinh tế ngành;
- Phòng Pháp luật lao động, an sinh xã hội và Tổng hợp.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế theo quy định của pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
2. Biên chế của Vụ thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.

Theo quy định trên, các tổ chức trực thuộc Vụ Pháp luật dân sự kinh tế gồm:

- Phòng Pháp luật dân sự;

- Phòng Pháp luật kinh tế tổng hợp;

- Phòng Pháp luật kinh tế ngành;

- Phòng Pháp luật lao động, an sinh xã hội và Tổng hợp.

Việc thành lập các tổ chức trực thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế theo quy định của pháp luật.

  • Tìm kiếm
Bài viết cùng chuyên mục
© Copyright 2023. Pháp lý nhà đất . All Rights Reserved.
Thiết kế bởi Tính Thành
Lượt xem: 498436
.
Top